Thứ Ba, 1 tháng 7, 2008

Sản xuất đồ chơi Trung thu

Sản xuất đồ chơi Trung thu

Nói đến đồ chơi tết Trung thu là phải nói đến lồng đèn, thứ không thể thiếu để các em đi rước trăng.

Từ xưa đến nay, hai thành phố Hội An và Sài Gòn nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày tết Trung Thu.

Theo Văn công Lý hiện sống tại Hội An, thì ông tổ ngành làm đèn lồng ở đây tên gọi là Xã Đường. Đèn Hội An độc đáo ít nơi có, đèn lồng Hội An đẹp nhờ có đủ hình thù, kiểu dáng, to nhỏ. Vải bọc đèn thay giấy là loại lụa Hà Đông nổi tiếng, làm cho ánh sáng thêm huyền ảo lung linh.

Tại Sài Gòn, từ trước năm 1975 tới bây giờ, Phú Bình thuộc quận 11 Đô Thành, cũng vẫn là một trung tâm sản xuất lồng đèn trung thu lớn nhất miền nam VN, cung cấp cho cả vùng. Đây là một làng di cư năm 1954, nguyên gốc từ Làng Báo Đáp thuộc tỉnh Nam Định. Làng này ở Bắc Phần vốn nổi tiếng với nghề thợ nhuộm. Khi vào nam, dân chúng vẫn sống quây quần với nhau bằng nghề nhuộm, dệt vải và làm giầy dép. Phú Bình sau năm 1975 nằm trên điạ bàn của Phường 19, quận Tân Bình và phường 5, quận 11, cách khu du lịch Đầm Sen chừng nửa cây số. Lúc đầu khi vào nam, Phú Bình chỉ chuyên sản xuất những loại đèn Trung Thu đơn giản như đèn ống sáo, con cá, ngôi sao... cố ý để cho học sinh vui chơi trong đêm lễ mà thôi. Từ năm 1960-1975, Phú Bình mỗi năm sản xuất hơn nửa triệu đèn lồng trung thu, cung cấp khắp các tỉnh thành từ Bến Hải vào tới Cà Mau. Sau này dân chúng ở dây vẫn tiếp tục nghề cũ. Năm 1994, lồng đèn Trung quốc ồ ạt xâm nhập thị trường Việt Nam khắp nước, chèn ép đèn Phú Bình, làm cho dân chúng ở đây lâm cảnh điêu đứng đói khổ, vì hàng bị ế ẩm do lồng đèn Trung quốc đẹp, kiểu cách mới lạ, lại rất tiện lợi khi ra gió không sợ cháy vì dùng pin, giá thành lại rẻ, nên ai cũng muốn mua.[7]

Ở thị trường Việt Nam ngành công nghệ sản xuất đồ chơi cho trẻ em dịp trung thu giúp tạo việc làm và lợi nhuận cho rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, do nguyên liệu thông dụng và công nghệ đơn giản, vốn ít, sau một thời gian để đồ chơi của Trung quốc thống lĩnh thị trường đến năm 2006 ngành hàng sản xuất lồng đèn Việt Nam hồi phục và chiếm lĩnh lại thị trường nội địa.

Theo wikipedia

Làm đồ chơi Trung Thu

Làm đồ chơi Trung Thu

Đèn ông sao, một đồ chơi trẻ em phổ thông trong lễ rước đèn Tết Trung Thu
Đèn ông sao, một đồ chơi trẻ em phổ thông trong lễ rước đèn Tết Trung Thu

Trước đây ở miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp, các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết trung thu rất hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng, v.v...cho trẻ em trong gia đình. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân vật trẻ em yêu thích bấy giờ như : đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh...Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước.

[sửa] Rước đèn

[sửa] Múa lân
Múa lân trong Tết Trung Thu
Múa lân trong Tết Trung Thu

Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15.

[sửa] Bày cỗ

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[cần dẫn chứng] được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.

Theo wikipedia

Câu hát về Tết Trung Thu

Bài Tùng dinh dinh:

Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan...

Bài Múa sư tử:

Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang

Bài Tết trung thu

Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu



Nhạc sĩ Lê Thương cũng có bài Thằng Cuội khá hay, viết về chủ đề này, trong bài hát có đoạn "Có con dế mèn, suốt trong đêm thâu, hát xẩm không tiền, nên nghèo xác xơ...".

Nhạc sĩ Ngọc Lễ cũng có tác phẩm Cắc tùng cắc tùng về ngày Tết Trung thu cho các em thiếu nhi.

Theo wikipedia

Thơ về Tết Trung Thu

Thơ về Tết Trung Thu

Trung Thu vốn là nguốn cảm hứng lớn cho các thi sĩ từ xưa đến nay, nổi tiếng nhất trong số họ chắc hẳn là nhà thơ đời Đường Lý Bạch .

Tuy Tết Trung Thu đã có từ lâu, nhưng chỉ sau khi cách mạng tháng Tám thành công thì Trung Thu mới thực sự trở thành tết của thiếu nhi Việt Nam . Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm yêu thương cho thiếu nhi, dù ở căn cứ kháng chiến Việt Bắc, nhưng Trung Thu nào chủ tịch cũng có thư gửi cho các cháu. [1]

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung...

(Thư Trung thu - 1951)

Nhà thơ Tản Đà cũng nhắc đến ngày Trung thu với các câu thơ"

Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười

Theo wikipedia

Ý nghĩa tết Trung Thu

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.

Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.

Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

* Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
* Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.

Sự tích Tết Trung Thu

Sự tích Tết Trung Thu

Sự tích Tết Trung Thu Hàng năm, tới ngày rằm tháng tám âm-lịch, trẻ con khắp nước Việt-Nam được người lớn cho rước đèn, ăn bánh trung-thu và múa lân thật là vui. Ngày lễ ấy gọi là TếtTrung-Thu, hay là Tết Nhi-Đồng. Thực ra, tục vui Tết Trung-Thu đã có từ thời Đường Minh Hoàng bên Trung-Hoa, vào đầu thế kỷ thứ tám (713-755).

Sách xưa chép rằng, nhân một đêm rằm tháng tám, khi cùng các quan ngắm trăng, vua Đường ao-ước được lên thăm cung trăng một lần cho biết. Pháp-sư Diệu Pháp Thiên tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng. Lên tới cung trăng, Minh Hoàng được chúa tiên tiếp rước, bày tiệc đãi đằng và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa mỏng nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát, gọi là khúc Nghê-Thường vũ y. Vua Đường thích quá; nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa trầm trồ khen ngợi vừa lẩm nhẩm học thuộc lòng bài hát và điệu múa mong đem về hoàng cung bày cho các cung nữ trình diễn. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà-la-môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giống Nghê-Thường vũ y, liền chỉnh đốn hai bài hát và hai điệu làm thành Nghê-Thường vũ y khúc. Về sau các quan cũng bắt chước vua mang điệu múa hát về các phiên trấn xa xôi nơi họ cai trị rồi dần dần phổ biến khắp dân gian. Tục ngắm trăng, xem ca múa sau biến thành thú vui chơi đêm rằm Trung Thu .

Về sau tết Trung Thu lan rộng sang các nước láng giềng và thuộc địa của Trung Hoa. Sách sử Việt không nói rõ dân ta bắt đầu chơi Tết Trung Thu từ bao giờ, chỉ biết hàng mấy trăm năm trước, tổ tiên ta đã theo tục này. Ngay từ đầu tháng tám âm lịch, chợ búa bắt đầu có màu sắc Trung Thu. Lồng đèn, bánh nướng, bánh dẻo đã được bày bán la liệt trong các cửa hiệu rực rỡ ánh đèn. Người mua lẫn người đi xem đông chen như hội.

Ngoài các loại đèn giấy, bánh kẹo còn có các con giống đầu lân, mặt ông địa bày bán đầy các chợ. Những nhà giàu còn bày cỗ Trung Thu để khoe tài nấu nướng của các cô con gái tới tuổi lấy chồng. Đúng vào ngày rằm, các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn đều có múa sư tử, múa lân rất náo nhiệt.

Tết Trung thu có từ bao giờ?

Tết Trung thu có từ bao giờ?
Theo sử sách, Tết Trung thu đã có cách đây ít nhất 2.000 năm. Từ thời cổ xưa, các vị vua chúa có tục lệ tế mặt trời vào mùa xuân, tế mặt trăng vào mùa thu.

Theo Âm lịch, ngày 15 tháng 8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày "lành" để làm lễ tế thần mặt trăng.

ở nước ta và một số nước châu á khác, ngày 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm được lấy làm ngày Tết Trung thu.

Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm.

Trong đêm 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.

Đêm Trung thu, các em rước đèn, múa sư tử. Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.

Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử.

ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.

Trẻ em rất thích ăn bánh Trung thu, múa lân và rước đèn kéo quân. Từ đó, Tết Trung thu nghiễm nhiên trở thành Tết của các em từ hàng ngàn năm nay.

Theo SGGP

Tết Trung thu có từ bao giờ?

Tết Trung thu có từ bao giờ?
Theo sử sách, Tết Trung thu đã có cách đây ít nhất 2.000 năm. Từ thời cổ xưa, các vị vua chúa có tục lệ tế mặt trời vào mùa xuân, tế mặt trăng vào mùa thu.

Theo Âm lịch, ngày 15 tháng 8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày "lành" để làm lễ tế thần mặt trăng.

ở nước ta và một số nước châu á khác, ngày 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm được lấy làm ngày Tết Trung thu.

Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm.

Trong đêm 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.

Đêm Trung thu, các em rước đèn, múa sư tử. Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.

Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử.

ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.

Trẻ em rất thích ăn bánh Trung thu, múa lân và rước đèn kéo quân. Từ đó, Tết Trung thu nghiễm nhiên trở thành Tết của các em từ hàng ngàn năm nay.

Theo SGGP

Bánh Trung thu Ming - hương vị hoàng gia

Nhận được e-mail của người bạn ở phương trời Tây, tôi mới sực nhớ Tết Trung thu đã cận kề. Người bạn tâm sự, năm nay anh không thể về Việt Nam để cùng chúng tôi đến nhà hàng Ming Dynasty thưởng thức bánh trung thu, - những chiếc bánh gói ghém ước vọng về một sự đoàn tụ, an lành - và món vịt quay Bắc Kinh trứ danh.

Huyền thoại Trung thu

Quanh chiếc bánh và Tết Trung thu có khá nhiều huyền thoại thú vị. Từ mấy mươi năm trước, chúng tôi đã nghe các bô lão trong làng kể rằng: Xưa kia, có một bà lão sống lẻ loi trong rừng, ngày rằm bà mới về làng, trước là lễ Phật sau chung vui cùng mọi người. Vào ngày rằm tháng 8, bà làm một loại bánh với những nguyên liệu sẵn có như bột mì, vài thứ đậu, vài thứ hạt, giữa bánh có một quả trứng tượng trưng cho ánh trăng. Trên đường trở về làng, bà lão gặp con cọp thành tinh chặn đường, bà đánh rơi chiếc làn làm bánh văng tung tóe. Điều kỳ diệu xảy ra: một quả trứng rơi ra ngoài phát tia sáng chói lòa chiếu vào mặt làm cọp hoảng sợ bỏ chạy, nhờ đó bà thoát chết. Từ đó cư dân trong làng học làm loại bánh này để dùng vào dịp Trung thu với mong muốn được may mắn, đoàn tụ.

Cung đình Trung Hoa cũng có truyền thuyết về lễ hội mùa Trung thu. Chuyện kể rằng: vào một đêm trăng tháng 8, Đường Minh Hoàng nằm mơ lên cung trăng chơi, gặp gỡ Hằng Nga tiên nữ diễn khúc nghê thường, dâng mỹ tửu cùng nhiều hoa trái lạ... Từ đó, cứ đêm Trung thu vua lại bày tiệc ngắm trăng để mong được tái ngộ cùng tiên nữ. Có lẽ không cần bàn ai đúng ai sai, chỉ biết rằng mọi người từ vua chúa đến thường dân cùng bình đẳng thưởng ngoạn lộc trời ban phát là ánh trăng, và mong muốn một sự đoàn tụ sum vầy với những người thân yêu. Thưởng thức Trung thu ở bất cứ đâu, một xóm nghèo ở bìa rừng hay nơi cung điện cao sang, đều có những thú vị riêng. Để thưởng thức tiệc Trung thu cung cách cung đình, mời bạn hãy đến với Nhà hàng Ming Dynasty.

Ming Dynasty là một trong những nhà hàng cao cấp nhất thuộc tập đoàn Khaisilk -23 Nguyễn Khắc Viện, Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM, ĐT: 411 5555. -7 Trần Hưng Đạo, P.10, Đà Lạt, ĐT: 813 816.www.khaisilkcorp.com
Truyền qua nhiều đời, bánh Trung thu mang nhiều tên gọi khác nhau: Bánh Hồ, bánh Nhỏ, bánh Đoàn viên, bánh Đoàn tụ. Lại có chuyện xưa rằng, vào ngày rằm tháng 8, Vua Đường cùng Dương Quý Phi ăn bánh Hồ và thưởng ngoạn trăng rằm. Vua Đường nghĩ chiếc bánh quá độc đáo mà mang tên không hay nên quyết định đổi tên là bánh Nguyệt cho phù hợp với khung cảnh đêm trăng thi vị và lãng mạn.

Bánh Trung thu Ming - hương vị hoàng gia

Không biết người bạn tôi nhớ đến bánh Trung thu và nhớ nhà hàng Ming Dynasty là vì điều gì: khung cảnh nhà hàng mô phỏng hoàng cung triều đại nhà Minh, hay vì chiếc bánh được chế biến thủ công với công thức đặc biệt mà chỉ nơi này mới có. Có lẽ là vì cả hai, khung cảnh huyền bí lãng mạn và hương vị lạ lẫm có thể mê hoặc bất cứ ai đam mê cái đẹp.

Bánh Trung thu Ming Dynasty giữ đúng hương vị hoàng gia Trung Hoa. Nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Hoa, do bếp trưởng Zhou Young Jian chế biến. Bánh sử dụng các loại nhân: Đậu, thập cẩm, gà quay, vi cá... mỗi loại đều mang hương vị riêng hết sức đặc trưng, bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Vỏ bánh được chế biến theo công thức đặc biệt, vừa mềm vừa dai, vỏ cán thật mỏng vẫn gói trọn khối nhân mà không bị bể, khi nướng có màu hổ phách rất bắt mắt.

Trong thư anh bạn tôi còn nhắc rằng anh mê tít món vịt quay Bắc Kinh ở Ming Dynasty vì "hương vị không tìm được ở nơi nào khác". Cũng phải thôi, bởi hiện nay giới sành ẩm thực ở Sài Gòn khi nhắc đến vịt quay Bắc Kinh là nghĩ đến ngay Ming Dynasty, và ngược lại khi đến Ming Dynasty thì món đầu tiên muốn gọi là vịt quay Bắc Kinh.

Hãy thử đến Ming Dynasty thưởng ngoạn trăng vào Trung thu này, bạn sẽ cảm nhận được những điều kỳ diệu ẩn chứa trong từng ngóc ngách không gian nơi đây và trong hương vị từng chiếc bánh. Thưởng thức một miếng bánh, chiêu một ngụm trà Thiết Quan âm hay Long tinh thấy thật sảng khoái. Bánh Trung thu Ming còn là thứ quà tặng rất sang trọng, thiết kế hộp mang nét đặc trưng riêng của Tập đoàn Khaisilk với nền gấm đỏ bông vàng, mỗi hộp giá chỉ 360.000đ với 4 loại bánh: Nhật nguyệt giao hòa, Tam châu hạt sen, Mộng nguyệt lầu, Song sắc thập cẩm.

G.Cát Lan

Bánh Trung thu Ming - hương vị hoàng gia

Nhận được e-mail của người bạn ở phương trời Tây, tôi mới sực nhớ Tết Trung thu đã cận kề. Người bạn tâm sự, năm nay anh không thể về Việt Nam để cùng chúng tôi đến nhà hàng Ming Dynasty thưởng thức bánh trung thu, - những chiếc bánh gói ghém ước vọng về một sự đoàn tụ, an lành - và món vịt quay Bắc Kinh trứ danh.

Huyền thoại Trung thu

Quanh chiếc bánh và Tết Trung thu có khá nhiều huyền thoại thú vị. Từ mấy mươi năm trước, chúng tôi đã nghe các bô lão trong làng kể rằng: Xưa kia, có một bà lão sống lẻ loi trong rừng, ngày rằm bà mới về làng, trước là lễ Phật sau chung vui cùng mọi người. Vào ngày rằm tháng 8, bà làm một loại bánh với những nguyên liệu sẵn có như bột mì, vài thứ đậu, vài thứ hạt, giữa bánh có một quả trứng tượng trưng cho ánh trăng. Trên đường trở về làng, bà lão gặp con cọp thành tinh chặn đường, bà đánh rơi chiếc làn làm bánh văng tung tóe. Điều kỳ diệu xảy ra: một quả trứng rơi ra ngoài phát tia sáng chói lòa chiếu vào mặt làm cọp hoảng sợ bỏ chạy, nhờ đó bà thoát chết. Từ đó cư dân trong làng học làm loại bánh này để dùng vào dịp Trung thu với mong muốn được may mắn, đoàn tụ.

Cung đình Trung Hoa cũng có truyền thuyết về lễ hội mùa Trung thu. Chuyện kể rằng: vào một đêm trăng tháng 8, Đường Minh Hoàng nằm mơ lên cung trăng chơi, gặp gỡ Hằng Nga tiên nữ diễn khúc nghê thường, dâng mỹ tửu cùng nhiều hoa trái lạ... Từ đó, cứ đêm Trung thu vua lại bày tiệc ngắm trăng để mong được tái ngộ cùng tiên nữ. Có lẽ không cần bàn ai đúng ai sai, chỉ biết rằng mọi người từ vua chúa đến thường dân cùng bình đẳng thưởng ngoạn lộc trời ban phát là ánh trăng, và mong muốn một sự đoàn tụ sum vầy với những người thân yêu. Thưởng thức Trung thu ở bất cứ đâu, một xóm nghèo ở bìa rừng hay nơi cung điện cao sang, đều có những thú vị riêng. Để thưởng thức tiệc Trung thu cung cách cung đình, mời bạn hãy đến với Nhà hàng Ming Dynasty.

Ming Dynasty là một trong những nhà hàng cao cấp nhất thuộc tập đoàn Khaisilk -23 Nguyễn Khắc Viện, Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM, ĐT: 411 5555. -7 Trần Hưng Đạo, P.10, Đà Lạt, ĐT: 813 816.www.khaisilkcorp.com
Truyền qua nhiều đời, bánh Trung thu mang nhiều tên gọi khác nhau: Bánh Hồ, bánh Nhỏ, bánh Đoàn viên, bánh Đoàn tụ. Lại có chuyện xưa rằng, vào ngày rằm tháng 8, Vua Đường cùng Dương Quý Phi ăn bánh Hồ và thưởng ngoạn trăng rằm. Vua Đường nghĩ chiếc bánh quá độc đáo mà mang tên không hay nên quyết định đổi tên là bánh Nguyệt cho phù hợp với khung cảnh đêm trăng thi vị và lãng mạn.

Bánh Trung thu Ming - hương vị hoàng gia

Không biết người bạn tôi nhớ đến bánh Trung thu và nhớ nhà hàng Ming Dynasty là vì điều gì: khung cảnh nhà hàng mô phỏng hoàng cung triều đại nhà Minh, hay vì chiếc bánh được chế biến thủ công với công thức đặc biệt mà chỉ nơi này mới có. Có lẽ là vì cả hai, khung cảnh huyền bí lãng mạn và hương vị lạ lẫm có thể mê hoặc bất cứ ai đam mê cái đẹp.

Bánh Trung thu Ming Dynasty giữ đúng hương vị hoàng gia Trung Hoa. Nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Hoa, do bếp trưởng Zhou Young Jian chế biến. Bánh sử dụng các loại nhân: Đậu, thập cẩm, gà quay, vi cá... mỗi loại đều mang hương vị riêng hết sức đặc trưng, bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Vỏ bánh được chế biến theo công thức đặc biệt, vừa mềm vừa dai, vỏ cán thật mỏng vẫn gói trọn khối nhân mà không bị bể, khi nướng có màu hổ phách rất bắt mắt.

Trong thư anh bạn tôi còn nhắc rằng anh mê tít món vịt quay Bắc Kinh ở Ming Dynasty vì "hương vị không tìm được ở nơi nào khác". Cũng phải thôi, bởi hiện nay giới sành ẩm thực ở Sài Gòn khi nhắc đến vịt quay Bắc Kinh là nghĩ đến ngay Ming Dynasty, và ngược lại khi đến Ming Dynasty thì món đầu tiên muốn gọi là vịt quay Bắc Kinh.

Hãy thử đến Ming Dynasty thưởng ngoạn trăng vào Trung thu này, bạn sẽ cảm nhận được những điều kỳ diệu ẩn chứa trong từng ngóc ngách không gian nơi đây và trong hương vị từng chiếc bánh. Thưởng thức một miếng bánh, chiêu một ngụm trà Thiết Quan âm hay Long tinh thấy thật sảng khoái. Bánh Trung thu Ming còn là thứ quà tặng rất sang trọng, thiết kế hộp mang nét đặc trưng riêng của Tập đoàn Khaisilk với nền gấm đỏ bông vàng, mỗi hộp giá chỉ 360.000đ với 4 loại bánh: Nhật nguyệt giao hòa, Tam châu hạt sen, Mộng nguyệt lầu, Song sắc thập cẩm.

G.Cát Lan

Ngọt ngào hương vị bánh Trung thu

Ngọt ngào hương vị bánh Trung thu
Bánh trung thu online : bán bánh trung thu Kinh Đô , Đồng Khánh, Bánh Bibica , Đức Phát, Givral, Brodard. Xem liên hệ để biết chi tiết. Giảm giá 10k -50k/hộp. Banh trung thu, banh trung thu kinh do, banh trung thu bibica, banh trung thu abc, banh trung thu givral, banh trung thu brodard....

--------------------------------------------------------------------------------------------

Trung thu dường như đến sớm hơn khi các cửa hàng bán bánh Trung thu treo băng rôn quảng cáo tràn ngập phố phường với hàng chục nhãn hiệu bánh khác nhau. Với nhiều người, thị trường bánh Trung thu Hà Nội chia làm 2 loại rõ rệt: loại bánh mang hương vị cổ truyền và loại bánh mang hương vị Trung Quốc.

Bánh hương vị Hà thành

Bánh Trung thu hương vị cổ truyền của Hà Nội có hương vị rất riêng vì bánh nướng, bánh dẻo được làm bằng bột nếp cái hoa vàng, ngát mùi hương hoa bưởi, nhân bánh thơm hương vị vỏ quýt, vỏ bưởi, lá chanh. Hương vị bánh Trung thu Hà Nội đặc trưng là hương thơm ngát của nếp cái hoa vàng ướp hoa bưởi, vị quất Tứ Liên, vị bùi của đậu xanh đất bãi sông Hồng, không giống vị bánh của người Hoa, thơm nồng vị thuốc Bắc. Làm nên hương vị đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Hà Nội có phần đóng góp không nhỏ của những nghệ nhân làm bánh thôn Đông, Xuân Đỉnh, Hà Nội với những bí quyết nghề được truyền từ bao đời nay.

Những người làm bánh Trung thu Xuân Đỉnh tại thôn Đông, Xuân Đỉnh hiện vẫn giữ phong cách làm bánh theo hương vị Hà thành. Anh Đỗ Mạnh Thế, chủ cơ sở sản xuất bánh Hoàng Long cho biết: “Trước đây, ông nội tôi, cụ Hai Đậu, người từng là thợ làm bánh nổi tiếng của Hà Nội đã truyền lại nghề cho con cháu. Cơ sở sản xuất bánh Trung thu của tôi đã làm được gần 20 năm với bí quyết riêng”. Bánh Trung thu giống nhau ở công thức, chất liệu, nhưng nếu làm theo phong cách cổ truyền của Hà Nội thì “ăn thua” ở khâu chế biến, gia giảm nguyên liệu làm vỏ và nhân bánh. Quất dùng để chế biến phải là quất non, ngon nhất là quất trồng tại làng Quảng An, Nghi Tàm. Sau khi hái quất non, phải bổ đôi, vắt kiệt nước, sau đó đãi sạch, bỏ hết hạt rồi luộc qua, để nguội một ngày, bỏ đường, đun sôi sau đó xay nhỏ để trộn đều vào nhân bánh. Đơn giản là thế nhưng không phải ai cũng có được vị quất thơm đậm đà, đặc trưng. Một chiếc bánh nhân đậu xanh thật ngon nhất thiết phải “kén” được đúng loại đậu trồng ở vùng Tứ Liên, đất bãi ven sông Hồng, phù sa bồi đắp khiến đậu thơm bùi khó vùng nào có được. Ngay như khâu chế biến thịt cũng có bí quyết riêng, miếng thịt chế biến xong phải rắn chắc, mùi thơm đặc trưng, vị vừa phải, ngọt thịt. Ngoài ra, một điểm nhấn tạo hương vị riêng là công thức rượu Mai Quế Lộ khiến nhân bánh nướng Hoàng Long có một mùi thơm không trộn lẫn với bất cứ loại bánh nào”. Để có được một chiếc bánh hương vị cổ truyền là cả một quá trình tìm tòi, chắt lọc từ bí quyết nhà nghề để làm nên hương vị riêng.

Bánh Trung thu đến từ Trung Hoa

Đó là một loại bánh Trung thu mới xuất hiện tại thị trường Hà Nội mang thương hiệu Hilton. Trước Trung thu gần 2 tháng, khách sạn Hilton Hà Nội đã giới thiệu 2 nghệ nhân làm bánh đến từ Trung Quốc với loại bánh Trung thu đặc biệt: bánh Trung thu Hilton một hộp có 8 chiếc nhỏ xinh chứ không như bánh cổ truyền gồm 4 chiếc bánh to. Đặc biệt, nếu như nhân bánh Trung thu cổ truyền khi cắt ra có thể nhìn rõ nhân bánh gồm mứt bí, xá xíu, trứng... thì nhân bánh Trung thu Hilton lại được trộn và xay nhuyễn nên khi cắt ra chỉ thấy miếng bánh mịn gần như bánh đậu xanh. Trung thu năm nay, Hilton giới thiệu 8 hương vị bánh Trung thu với các loại nhân truyền thống độc đáo như nhân đậu xanh, nhân đậu đỏ, nhân hạt sen, khoai môn, nhân hạt dẻ, nhân hạt thập cẩm, nhân vị trà xanh.... Đầu bếp Zhong Jinbo đã gắn bó với lễ hội Trung thu Việt Nam 2 năm nay cho biết: “Hương vị của mỗi chiếc bánh được tạo nên nhờ sự sáng tạo trong việc sử dụng các nguyên liệu truyền thống của Trung Hoa. Kết hợp với những bí quyết riêng của mình, những chiếc bánh đều chứa đựng tâm huyết của tôi với nghề làm bánh.”

Bánh Trung thu hương vị Trung Quốc độc đáo vì hộp bánh được thiết kế rất đẹp với gam màu đỏ truyền thống và con số 8 đầy may mắn trong tâm thức người dân Châu Á sẽ là một món quà tặng ý nghĩa trong dịp Tết Trung thu.

Minh Huyền

Ngọt ngào hương vị bánh Trung thu

Ngọt ngào hương vị bánh Trung thu
Bánh trung thu online : bán bánh trung thu Kinh Đô , Đồng Khánh, Bánh Bibica , Đức Phát, Givral, Brodard. Xem liên hệ để biết chi tiết. Giảm giá 10k -50k/hộp. Banh trung thu, banh trung thu kinh do, banh trung thu bibica, banh trung thu abc, banh trung thu givral, banh trung thu brodard....

--------------------------------------------------------------------------------------------

Trung thu dường như đến sớm hơn khi các cửa hàng bán bánh Trung thu treo băng rôn quảng cáo tràn ngập phố phường với hàng chục nhãn hiệu bánh khác nhau. Với nhiều người, thị trường bánh Trung thu Hà Nội chia làm 2 loại rõ rệt: loại bánh mang hương vị cổ truyền và loại bánh mang hương vị Trung Quốc.

Bánh hương vị Hà thành

Bánh Trung thu hương vị cổ truyền của Hà Nội có hương vị rất riêng vì bánh nướng, bánh dẻo được làm bằng bột nếp cái hoa vàng, ngát mùi hương hoa bưởi, nhân bánh thơm hương vị vỏ quýt, vỏ bưởi, lá chanh. Hương vị bánh Trung thu Hà Nội đặc trưng là hương thơm ngát của nếp cái hoa vàng ướp hoa bưởi, vị quất Tứ Liên, vị bùi của đậu xanh đất bãi sông Hồng, không giống vị bánh của người Hoa, thơm nồng vị thuốc Bắc. Làm nên hương vị đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Hà Nội có phần đóng góp không nhỏ của những nghệ nhân làm bánh thôn Đông, Xuân Đỉnh, Hà Nội với những bí quyết nghề được truyền từ bao đời nay.

Những người làm bánh Trung thu Xuân Đỉnh tại thôn Đông, Xuân Đỉnh hiện vẫn giữ phong cách làm bánh theo hương vị Hà thành. Anh Đỗ Mạnh Thế, chủ cơ sở sản xuất bánh Hoàng Long cho biết: “Trước đây, ông nội tôi, cụ Hai Đậu, người từng là thợ làm bánh nổi tiếng của Hà Nội đã truyền lại nghề cho con cháu. Cơ sở sản xuất bánh Trung thu của tôi đã làm được gần 20 năm với bí quyết riêng”. Bánh Trung thu giống nhau ở công thức, chất liệu, nhưng nếu làm theo phong cách cổ truyền của Hà Nội thì “ăn thua” ở khâu chế biến, gia giảm nguyên liệu làm vỏ và nhân bánh. Quất dùng để chế biến phải là quất non, ngon nhất là quất trồng tại làng Quảng An, Nghi Tàm. Sau khi hái quất non, phải bổ đôi, vắt kiệt nước, sau đó đãi sạch, bỏ hết hạt rồi luộc qua, để nguội một ngày, bỏ đường, đun sôi sau đó xay nhỏ để trộn đều vào nhân bánh. Đơn giản là thế nhưng không phải ai cũng có được vị quất thơm đậm đà, đặc trưng. Một chiếc bánh nhân đậu xanh thật ngon nhất thiết phải “kén” được đúng loại đậu trồng ở vùng Tứ Liên, đất bãi ven sông Hồng, phù sa bồi đắp khiến đậu thơm bùi khó vùng nào có được. Ngay như khâu chế biến thịt cũng có bí quyết riêng, miếng thịt chế biến xong phải rắn chắc, mùi thơm đặc trưng, vị vừa phải, ngọt thịt. Ngoài ra, một điểm nhấn tạo hương vị riêng là công thức rượu Mai Quế Lộ khiến nhân bánh nướng Hoàng Long có một mùi thơm không trộn lẫn với bất cứ loại bánh nào”. Để có được một chiếc bánh hương vị cổ truyền là cả một quá trình tìm tòi, chắt lọc từ bí quyết nhà nghề để làm nên hương vị riêng.

Bánh Trung thu đến từ Trung Hoa

Đó là một loại bánh Trung thu mới xuất hiện tại thị trường Hà Nội mang thương hiệu Hilton. Trước Trung thu gần 2 tháng, khách sạn Hilton Hà Nội đã giới thiệu 2 nghệ nhân làm bánh đến từ Trung Quốc với loại bánh Trung thu đặc biệt: bánh Trung thu Hilton một hộp có 8 chiếc nhỏ xinh chứ không như bánh cổ truyền gồm 4 chiếc bánh to. Đặc biệt, nếu như nhân bánh Trung thu cổ truyền khi cắt ra có thể nhìn rõ nhân bánh gồm mứt bí, xá xíu, trứng... thì nhân bánh Trung thu Hilton lại được trộn và xay nhuyễn nên khi cắt ra chỉ thấy miếng bánh mịn gần như bánh đậu xanh. Trung thu năm nay, Hilton giới thiệu 8 hương vị bánh Trung thu với các loại nhân truyền thống độc đáo như nhân đậu xanh, nhân đậu đỏ, nhân hạt sen, khoai môn, nhân hạt dẻ, nhân hạt thập cẩm, nhân vị trà xanh.... Đầu bếp Zhong Jinbo đã gắn bó với lễ hội Trung thu Việt Nam 2 năm nay cho biết: “Hương vị của mỗi chiếc bánh được tạo nên nhờ sự sáng tạo trong việc sử dụng các nguyên liệu truyền thống của Trung Hoa. Kết hợp với những bí quyết riêng của mình, những chiếc bánh đều chứa đựng tâm huyết của tôi với nghề làm bánh.”

Bánh Trung thu hương vị Trung Quốc độc đáo vì hộp bánh được thiết kế rất đẹp với gam màu đỏ truyền thống và con số 8 đầy may mắn trong tâm thức người dân Châu Á sẽ là một món quà tặng ý nghĩa trong dịp Tết Trung thu.

Minh Huyền

Bánh trung thu VN vươn mình ra thế giới

Bánh trung thu VN vươn mình ra thế giới
Bánh trung thu online : bán bánh trung thu Kinh Đô , Đồng Khánh, Bánh Bibica , Đức Phát, Givral, Brodard. Xem liên hệ để biết chi tiết. Giảm giá 10k -50k/hộp. Banh trung thu, banh trung thu kinh do, banh trung thu bibica, banh trung thu abc, banh trung thu givral, banh trung thu brodard....

--------------------------------------------------------------------------------------------
Theo VNA, Trung thu năm nay cùng với việc chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường bánh trung thu trong nước, các doanh nghiệp Việt Nam cũng triệt để khai thác các thị trường nước ngoài và đã ký nhiều hợp đồng xuất khẩu bánh Trung thu sang thị trường châu Âu, châu Á và Mỹ. Công ty Kinh Đô đã xuất 4 côngtennơ bánh Trung thu sang Đức và Mỹ và đang chuẩn bị xuất khẩu sang Singapore, Malaysia, Campuchia và một số nước khác.

Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên hòa (Bibica) đã ký hợp đồng xuất khẩu 5 côngtennơ (10 tấn) bánh sang Đức. Trong thời gian tới, Công ty sẽ tiếp tục xuất 5 côngtennơ bánh sang Mỹ, Singapore và Lào.

Nhà hàng Đồng Khánh cũng vừa xuất khẩu 10 tấn bánh Trung thu sang thị trường châu Âu, tăng gấp đôi so với năm trước. Hải Hà-Kotobuki đang xúc tiến để xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Lào, Campuchia trong thời gian tới.

Ước tính tổng lượng bánh Trung thu năm nay trong cả nước có thể đạt tới 8.500 tấn và tăng xấp xỉ 30% so với mùa Trung thu trước. Tuy giá nguyên liệu đầu vào tăng tới 20% nhưng để giữ khách hàng các nhà sản xuất chỉ tăng giá bán sản phẩm khoảng 5-10% so với năm trước.

Thị trường bánh trung thu khởi động: Giá cao hơn 10% so với năm trước

Thị trường bánh trung thu khởi động: Giá cao hơn 10% so với năm trước
Bánh trung thu online : bán bánh trung thu Kinh Đô , Đồng Khánh, Bánh Bibica , Đức Phát, Givral, Brodard. Xem liên hệ để biết chi tiết. Giảm giá 10k -50k/hộp. Banh trung thu, banh trung thu kinh do, banh trung thu bibica, banh trung thu abc, banh trung thu givral, banh trung thu brodard....
--------------------------------------------------------------------------------------------
Năm nay, Công ty Kinh Đô sẽ tung ra thị trường 1.500 tấn bánh trung thu - Ảnh: Đ.N.Thạch
Mùa bánh trung thu đã bắt đầu. Bên cạnh các loại bánh truyền thống, năm nay các nhà cung cấp tung ra thị trường thêm nhiều loại bánh cao cấp, hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều loại mẫu mã đẹp mắt. Giá bánh trung thu bình quân tăng từ 5%-10% so với năm ngoái.

Các quầy bánh trung thu đã được bày ra dọc nhiều con đường khu vực trung tâm TP.HCM, trong các siêu thị, các cửa hàng thực phẩm. Dù còn khoảng một tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng lượng khách mua bánh đã bắt đầu tăng. Chủ một cửa hàng trên đường Cách Mạng Tháng Tám cho biết: "Năm nay khách mua bánh khá sớm. Chúng tôi bán được khá nhiều và đang tiếp tục lấy hàng từ công ty về. Trong vài ngày tới, chắc chắn lượng khách hàng đến mua sẽ đông hơn".

Năm nay, Công ty Kinh Đô sẽ tung ra thị trường 1.500 tấn bánh trung thu, tăng 10% so với năm 2006 và giá bánh cũng tăng khoảng 10%. Để tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng, Kinh Đô sử dụng các loại hộp giấy, hộp gỗ cao cấp thiết kế sang trọng màu đỏ và hồng rất bắt mắt; nhân bánh làm bằng cá hồi, cua biển, hải sản, hải sâm. Dòng sản phẩm đặc trưng có 3 mẫu: Trăng vàng hồng phúc, giá 450.000 đồng/hộp (4 bánh, 200g/bánh); Trăng vàng vinh hoa, giá 280.000 đồng/hộp (4 bánh, 200g/bánh); Trăng vàng thanh tú giá 220.000 đồng/hộp (4 bánh, 180g/bánh). Giá các sản phẩm khác dao động từ 19.000 - 55.000 đồng/cái (loại 2 trứng), 110.000 - 160.000 đồng/cái (loại 4 trứng). Bên cạnh đó, còn có 3 loại bánh mới có nhân thịt xông khói, thịt sốt BBQ, nấm đông cô sốt rượu Rhum, giá 47.000 đồng/cái.

Cuối tháng 7.2007, Công ty cổ phần Kinh Đô đã xuất khẩu 4 container bánh trung thu sang thị trường Đức và Mỹ gồm các loại bánh ngũ nhân, trà xanh, hạt sen và đậu xanh. Công ty cổ phần Bibica cũng xuất khẩu hơn 5 container bánh trung thu, chủ yếu là các loại bánh dinh dưỡng cao cấp. Thị trường xuất khẩu của Bibica đã mở rộng sang châu Âu, Mỹ, Singapore, Lào, Campuchia...
Công ty cổ phần Bibica đưa ra thị trường năm nay hơn 500 tấn bánh trung thu, tăng 100% so với 2006. Ông Phan Văn Thiện, Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần Bibica cho biết: "Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào tăng 15 - 40% (tùy loại), nhưng chúng tôi cố gắng chỉ tăng 5% giá bán so với năm 2006. Đặc biệt, dòng bánh trung thu dinh dưỡng nhờ cải tiến công nghệ và tăng sản lượng, nên giá không còn chênh lệch nhiều so với bánh trung thu truyền thống". Các loại bánh trung thu dinh dưỡng cao cấp của Bibica năm nay khá đa dạng. Loại bánh này sử dụng đường Isomalt thay thế đường kính, thích hợp cho người ăn kiêng, người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân, béo phì và bệnh tim mạch. Giá bánh Dạ nguyệt đoàn viên: 200.000 đồng/hộp (6 bánh); Phúc nguyệt: 200.000 đồng/hộp (4 bánh); Thưởng nguyệt đào viên: 300.000 đồng/hộp (6 bánh); Minh nguyệt: 270.000 đồng/hộp (4 bánh)... Sản phẩm mới nhất của Bibica năm nay là loại bánh hạt sen, được chế biến từ quả Cranberry ở Bắc Mỹ, có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe giá 34.000 đồng/cái. Giá các loại bánh khác dao động từ 17.000 - 55.000 đồng/cái.

Công ty Đồng Khánh năm nay đưa ra thị trường hơn 6 tấn bánh trung thu. Đại diện của Đồng Khánh cho biết: "Giá nguyên liệu tăng nên chúng tôi cũng đành phải tăng giá bán các loại sản phẩm lên 10%". Giá những loại bánh truyền thống như: đậu xanh, ngũ nhân, thập cẩm, jambon bát bửu... dao động từ 22.000 - 51.000 đồng/cái. Đồng Khánh còn có những sản phẩm cao cấp mới nhất như: Vinh hoa phú quý: 290.000 đồng/hộp (4 cái); Kim ngọc mãn đường: 310.000 đồng/hộp (6 cái). Các loại bánh khác giá từ 98.000 - 125.000 đồng/hộp (4 cái).

Lưu Tâm

Bánh trung thu Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, Đức...

Bánh trung thu Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, Đức...
Bánh trung thu online : bán bánh trung thu Kinh Đô , Đồng Khánh, Bánh Bibica , Đức Phát, Givral, Brodard. Xem liên hệ để biết chi tiết. Giảm giá 10k -50k/hộp. Banh trung thu, banh trung thu kinh do, banh trung thu bibica, banh trung thu abc, banh trung thu givral, banh trung thu brodard....
--------------------------------------------------------------------------------------------
Ảnh Đ.N.T
Ba container bánh trung thu đầu tiên (60 tấn) đã được Công ty Kinh Đô xuất sang Mỹ. Lô hàng gồm 6.758 thùng bánh với khoảng 240.000 cái bánh ngũ nhân, trà xanh, hạt sen và đậu xanh.

Năm nay, Công ty Kinh Đô cũng đã xuất khẩu được 6 tấn bánh trung thu đầu tiên vào thị trường Đức. Dự kiến trong mùa trung thu năm nay, sản lượng bánh trung thu xuất khẩu của Công ty Kinh Đô tăng khoảng 50% so với năm 2004, các thị trường chính bao gồm Mỹ, Pháp, Úc, Singapore, Campuchia, Malaysia, Đài Loan... Công ty cổ phần bánh kẹo Bibica cũng đã xuất khẩu 5 tấn bánh trung thu nhân hạt sen, nhân khoai môn và nhân đậu xanh vào thị trường Mỹ. Số bánh này sẽ được phân phối ở siêu thị lẫn các cửa hàng bán bánh ở bang California của Mỹ. Đây là lần xuất khẩu bánh trung thu đầu tiên của Bibica.

N.Sơn - Gia An